mic
  • RSS
  • Đăng nhập
Phòng GD&DT Quận - Huyện
Trường Tiểu học Phạm Văn Hớn
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Cơ cấu tổ chức
      • Đoàn TNCS HCM
      • Hội đồng trường
      • Tổ Chuyên môn
      • Ban Thường trực PHHS
      • Công đoàn
      • Tổ Hành chính- Văn phòng
      • Ban Giám hiệu
  • TIN TỨC
    • Tin tức từ Trường
    • Tin tức từ Phòng
    • Tin trường từ Sở
  • CHUYÊN MÔN
  • KẾT QUẢ THI ĐUA
  • CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC
    • Thông báo
    • Thông báo từ Sở
    • Thông báo từ Phòng
  • TÀI NGUYÊN
    • Thư viện ảnh
    • Video Clip
    • Tài liệu
    • Văn bản từ Sở
    • Văn bản từ Phòng
    • Văn bản
    • E-Learning
  • TRA CỨU
    • Bảng điểm
    • Thời khoá biểu
  • TẢI VỀ
  • LIÊN HỆ
  • HỎI ĐÁP
  • :
  • :
Thông báo:
Cần công khai thông tin thực nghiệm sách giáo khoa mới lên internet   Tăng tiết để… dạy thêm hợp pháp cho học trò!   Tiết dạy trực tuyến môn Khoa học tự nhiên 6 - PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành   Thông tư 27/2020/TT - BGDĐT về đánh giá học sinh lớp 1 có hiệu lực từ 20/10/2020   Thử chứng kiến một tiết dạy tiếng Việt lớp 1 theo sách Cánh Diều   Điều lệ Trường tiểu học có hiệu lực từ ngày 20/10/2020   Những tiết dạy môn Tiếng Việt 1  theo sách giáo khoa "Cánh diều" tại tỉnh Long An   Những điểm mới về dạy học mạch kiến thức “Hình học và Đo lường” ở cấp Tiểu học   Thư Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo  gửi các nhà giáo: NGÀNH VÀ NGHỀ CHÚNG TA!   Nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở   Quy định mã số, tiêu chuẩn  chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy   Bí quyết giúp giáo viên có thể hợp tác với 5 kiểu phụ huynh   
Sổ liên lạc điện tử
Cùng nhau tranh tài
Cùng nhau tranh tài
Cùng nhau tranh tài
Cùng nhau tranh tài
Liên kết
Lựa chọn website liên kết
Sở Giáo dục và Đào tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Thăm dò ý kiến
Bình chọn Xem kết quả

Kết quả bình chọn

Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 360
Tháng 06 : 1.669
Quý 2 : 424
Năm 2022 : 146.400
  1. TIN TỨC
Thứ 5, 15/07/2021 | 08:36
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bí quyết giúp giáo viên có thể hợp tác với 5 kiểu phụ huynh

Chia sẻ
Đọc bài Lưu

Bí quyết giúp giáo viên có thể hợp tác với 5 kiểu phụ huynh

Để giáo dục học sinh tốt, chắc chắn giáo viên cần hợp tác tốt với phụ huynh. Ngược lại, phụ huynh muốn hiệu quả giáo dục con em mình tốt thì càng cần hợp tác với giáo viên. Những câu chuyện đau lòng về mối quan hệ này sẽ ảnh hưởng tới học sinh, con em.

Xin chia sẻ với các thầy cô bài viết của tác giả Jyoti Bhatia đầy nhiệt huyết, tin rằng làm cha mẹ là một việc không dễ dàng, cần nhiều kiên nhẫn, kỷ luật, tôn trọng, tình yêu cũng như thông tin liên lạc cởi mở và trung thực để trẻ em được phát triển tốt nhất.

Là giáo viên, chúng ta là nhà tư vấn, nhà quản lý và là người hướng dẫn quý giá của biết bao bậc cha mẹ vì. Để tạo dựng mối quan hệ tốt giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, chúng ta cần hiểu biết về nhiều kiểu tính cách. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến 5 kiểu tính cách tiêu biểu, phổ biến mà giáo viên thường gặp.

Hiểu biết về những kiểu tính cách này sẽ giúp giáo viên truyền đạt được điểm mạnh và điểm yếu của học sinh. Đặc biệt trong các cuộc họp phụ huynh, giáo viên sẽ biết làm thế nào để trao đổi một cách hiệu quả và tôn trọng với cha mẹ học sinh.

1. Phụ huynh sát sao

Kiểu phụ huynh này còn được gọi là kiểu "ông chủ". Những cha mẹ thuộc kiểu này thường giáo dục con họ bằng một danh mục rất rõ ràng gồm những điều nên và không nên làm. Họ lắng nghe phản hồi của giáo viên và đảm bảo rằng đứa trẻ đang đi đúng hướng. Giáo viên có thể tạo mối liên hệ thường xuyên nhất với kiểu cha mẹ này, bởi vì là một giáo viên, việc duy trì quyền lực đối với học sinh là yếu tố quan trọng trong việc quản lý lớp học thành công.

Giải pháp

Giáo viên nên chú trọng vào những điểm mạnh của con họ. Giáo viên cần nhấn mạnh các dự án trong đó học sinh hoàn thành xuất sắc và có cố gắng trong các bài tập gần đây, thậm chí, đưa ra những minh chứng cho thấy con họ có tố chất. Kiểu phụ huynh quản thúc sẽ phản hồi tích cực với sự khích lệ này bởi vì họ lắng nghe giáo viên của con họ và tiếp thu ý kiến một cách nghiêm túc.

2. Phụ huynh vắng mặt

Kiểu phụ huynh này thường xuyên không tham dự các buổi họp, lễ tuyên dương, gây quỹ và các hoạt động ngoại khóa. Họ có thể rất bận rộn với công việc hoặc có những đứa con khác ở nhà phải trông nom.

Giải pháp

Là một giáo viên, bạn phải luôn cố gắng tập trung tìm ra mặt tích cực của mọi vấn đề. Gửi email cho một hoặc cả hai cha mẹ để đề nghị với họ một cuộc trao đổi qua điện thoại. Ngay cả khi học sinh không gặp rắc rối gì ở trường, việc dành thời gian trao đổi về tình hình học tập và xã hội của con là rất quan trọng.

3. Phụ huynh dễ tính

Họ là những người không đặt nặng chuyện bài tập về nhà của con. Họ có thể xuề xòa cho qua nếu con họ không muốn hoàn thành bài tập về nhà hoặc tham gia các dự án dài hạn. Các bậc cha mẹ này có thể sẵn sàng viết đơn xin nghỉ học cho con chỉ vì những lý do có vẻ tùy tiện hoặc thường xuyên xin nghỉ. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy cha mẹ đang gián tiếp dạy con rằng trường học cũng không quá quan trọng. Việc hợp tác với các bậc phụ huynh này rất khó khăn vì họ thường buông lỏng kỉ luật với con khi ở nhà.

Giải pháp

Sự liên lạc đóng một vai trò quan trọng giữa cha mẹ học sinh và giáo viên. Đặc biệt là vài tuần trước kỳ kiểm tra, giáo viên phải vật lộn để chuẩn bị cho học sinh vượt qua những khó khăn sắp tới. Học sinh nên hoàn thành bài tập, tham gia thảo luận trong lớp và có đủ thời gian nghỉ ngơi ở nhà. Hãy đề xuất một cuộc họp với phụ huynh. Tìm gặp họ sau giờ học và trao đổi hai lần một tuần. Bạn càng trao đổi nhiều với phụ huynh, càng có nhiều khả năng họ sẽ phản hồi tích cực với những mối bận tâm của bạn.

4. Phụ huynh can thiệp sâu

Họ thường rất quan tâm đến điểm số của con mình. Họ thậm chí có thể quan tâm đến điểm số nhiều hơn là kiến thức mà con họ tiếp thu được. Yếu tố quan trọng nhất trong khi nói chuyện với cha mẹ là sự tôn trọng. Hãy hiểu rằng họ đặt tiêu chuẩn cao cho con họ. Họ muốn con họ lớn lên sẽ trở thành một người có vị thế cao trong xã hội và con đường sự nghiệp hanh thông.

Giải pháp

Hãy chắc chắn là khi trao đổi với kiểu phụ huynh này, bạn cần khuyên họ rằng nếu họ giảm áp lực lên con thì con sẽ tiếp thu tốt hơn. Học sinh tự tin đặt câu hỏi thường hạnh phúc hơn và thành công hơn trong học tập.

5. Phụ huynh "sau giờ học"

Kiểu phụ huynh này đang ngày càng phổ biến. Thuật ngữ "sau giờ học" thường dùng để chỉ việc học sinh theo học các khoá phụ đạo hoặc được cha mẹ kèm thêm sau giờ học chính trên trường. Đó có thể là một khoá học piano, các câu lạc bộ STEM hoặc múa và các môn thể thao khác. Kiểu cha mẹ này kì vọng rất nhiều vào con họ. Họ muốn con phải phát triển trí tuệ vượt trội một cách nhanh chóng và họ ủng hộ, khích lệ con rất nhiều cả trong và ngoài lớp học.

Giải pháp

Đây là một cơ hội tuyệt vời để trao đổi với phụ huynh về việc quản lý thời gian. Hãy nói với họ rằng việc học trên trường vẫn nên được chú trọng nhất. Kết hợp sự rèn luyện với quản lí thời gian, đứa trẻ có thể vừa hoành thành bài tập về nhà vừa tham gia các hoạt động sau giờ học.

 

Trao đổi là vấn đề mấu chốt: Cập nhật tình hình học tập của các con là một cách tuyệt vời để tạo dựng một mối quan hệ tích cực với 5 kiểu cha mẹ học sinh nói trên. Hãy chắc chắn rằng bạn tôn trọng và hợp tác với cha mẹ học sinh trong quá trình học tập của con họ.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Hiển thị tin liên quan
Tin liên quan
  • CHUYÊN ĐỀ: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS TIỂU HỌC(14/07/2021)
  • TRAO ĐỔI THÊM VỀ CẤU TRÚC BÀI HỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỂ SÁNG TẠO TRONG BÀI HỌC(14/07/2021)
  • Chuyên gia dạy Toán tiểu học - Nhà giáo Phan Duy Nghĩa: Số 0 và dạy – học số 0(15/07/2021)
Tin liên quan

Kiên Giang thực hiện Chỉ thị 15 trên phạm vi toàn tỉnh 17 ngày

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục đào tạo

Con đường tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bài học sâu sắc cho thế hệ trẻ (1)

Tạm dừng hoạt động các quán ăn trên địa bàn thành phố Rạch Giá từ 12 giờ trưa ngày 24-6

Tin mới nhất

Cần công khai thông tin thực nghiệm sách giáo khoa mới lên internet

Tăng tiết để… dạy thêm hợp pháp cho học trò!

Tiết dạy trực tuyến môn Khoa học tự nhiên 6 - PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành

Thông tư 27/2020/TT - BGDĐT về đánh giá học sinh lớp 1 có hiệu lực từ 20/10/2020

Thử chứng kiến một tiết dạy tiếng Việt lớp 1 theo sách Cánh Diều

Điều lệ Trường tiểu học có hiệu lực từ ngày 20/10/2020

Điều hành tác nghiệp
Điều hành tác nghiệp
Điều hành tác nghiệp
Điều hành tác nghiệp
Văn bản mới
  • Số: 27/2020/TT - BGDĐT
    Tên: (Thông tư 27/2020/TT - BGDĐT)
    Ngày ban hành: (15/07/2021)
  • Số: 02/2021
    Tên: (Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT với viên chức giảng dạy tiểu học)
    Ngày ban hành: (15/07/2021)
  • Số: 71/2020/NĐ-CP
    Tên: (Nghị định số 71/2020/NĐ - CP Quy trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở)
    Ngày ban hành: (15/07/2021)
  • Số: 28/2020/TT-BGDĐT
    Tên: (Điều lệ Trường tiểu học có hiệu lực từ ngày 20/10/2020)
    Ngày ban hành: (15/07/2021)
  • Tên: (Công văn BGDĐT về việc thực hiện các biện pháp phòng chống Covid trong trường học)
    Ngày ban hành: (30/12/2020)
  • Số: 176/QĐ-UBND
    Tên: (Quyết định ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính 2018)
    Ngày ban hành: (22/01/2018)
Tra cứu văn bản
Bài giảng điện tử
TRANG CHỦ
Trường Tiểu học Phạm Văn Hớn

Địa chỉ: Huyện U Minh Thượng, Kiên Giang

Email: c1phamvanhon.umt@gmail.com - Điện thoại:

Back to top